Hướng dẫn đặt vé tại Ga tàu

Giữa nhịp sống hiện đại với nhiều phương thức đặt vé trực tuyến, hình ảnh những quầy vé tấp nập người qua lại vẫn gợi lên nét truyền thống gần gũi. Hành khách đang lên kế hoạch cho một chuyến đi bằng tàu hỏa và muốn mua vé trực tiếp tại ga? Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt, cùng những thông tin hữu ích để hành khách có một hành trình suôn sẻ.

Hướng dẫn đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt
Hướng dẫn đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt

Đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt

Hiện nay, hành khách có nhiều lựa chọn để mua vé tàu, bao gồm đặt vé trực tuyến qua website, ứng dụng di động hoặc mua vé trực tiếp tại nhà ga. Mặc dù hình thức mua vé online ngày càng phổ biến, nhiều hành khách vẫn lựa chọn cách mua vé truyền thống tại nhà ga vì sự tin tưởng và tiện lợi.

Việc mua vé trực tiếp tại ga giúp hành khách được tư vấn chi tiết về chuyến đi, lựa chọn chỗ ngồi phù hợp và có thể thanh toán bằng tiền mặt. Bài viết này sẽ hướng dẫn đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt, giúp bạn dễ dàng sở hữu tấm vé cho hành trình sắp tới.

Chuẩn bị trước khi đến ga

Trước khi đến nhà ga mua vé, hành khách cần chuẩn bị các thông tin và giấy tờ cần thiết để quá trình mua vé diễn ra nhanh chóng và thuận lợi:

  • Xác định lịch trình chuyến đi: Ghi nhớ ngày, giờ khởi hành, ga đi, ga đến và loại chỗ ngồi mong muốn.
  • Chuẩn bị giấy tờ tùy thân: CCCD/hộ chiếu để cung cấp thông tin cá nhân khi đặt vé.

Các cách mua vé tàu tại các nhà ga Đường sắt

Hiện nay, hành khách có thể mua vé tàu tại nhà ga theo hai cách chính:

Ra trực tiếp tại nhà ga

Hành khách có thể ra trực tiếp tại nhà ga gần nơi mình sống để mua vé tàu. Hành khách có thể tìm kiếm địa chỉ nhà ga gần nhất bằng cách tra cứu trên Google Maps hoặc trên website chính thức của Đường sắt Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết mua vé tại nhà ga:

  • Đến quầy bán vé tại nhà ga.
  • Lấy số thứ tự và xếp hàng đợi mua vé
  • Yêu cầu nhân viên cung cấp thông tin giá vé, các hạng ghế để lựa chọn
  • Chọn loại vé, hạng ghế phù hợp với nhu cầu.
  • Thanh toán bằng tiền mặt và nhận vé giấy

Phương thức này đặc biệt phù hợp với hành khách lớn tuổi, những người không quen sử dụng công nghệ hoặc muốn nhận vé ngay sau khi thanh toán.

Gọi số điện thoại của nhà ga

Để tiết kiệm thời gian và công sức, nhiều nhà ga hiện nay đã hỗ trợ đặt vé qua số điện thoại. Khi liên hệ, hành khách sẽ được nhân viên tư vấn chi tiết, đồng thời có thể trao đổi qua Zalo để nhận thông tin đầy đủ về chuyến đi.

Để tìm kiếm số điện thoại nhà ga, hành khách bấm tìm kiếm trên Google:

Số điện thoại ga [tên địa phương của bạn]
Số điện thoại bán vé tàu ga [tên địa phương của bạn]

Ví dụ hành khách ở Hà Nội, chỉ cần nhập từ khoá “Số điện thoại ga Hà Nội”  hoặc ” Số điện thoại bán vé tàu ga Hà Nộiđể tìm kiếm.

Hành khách liên hệ số điện thoại sẽ được nhân viên tư vấn chi tiết mà không cần ra ga
Hành khách liên hệ số điện thoại sẽ được nhân viên tư vấn chi tiết mà không cần ra ga

Hướng dẫn chi tiết mua vé qua điện thoại:

  • Gọi đến số điện thoại nhà ga.
  • Cung cấp thông tin về chuyến đi.
  • Kết bạn Zalo với nhân viên để được tư vấn hành trình và giá vé
  • Xác nhận hành trình, thời gian và chỗ ngồi để nhân viên bán vé giữ chỗ
  • Thanh toán theo hướng dẫn của nhân viên
  • Kiểm tra vé tàu sau khi mua bao gồm: Họ tên hành khách, Ga đi, Ga đến, Thời gian đi …

Với phương thức này, hành khách có thể mua vé từ bất cứ đâu, không cần phải đến trực tiếp ga tàu. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn ở xa ga hoặc không có thời gian di chuyển. Tiết kiệm thời gian chờ đợi, đặc biệt là vào những giờ cao điểm hoặc dịp lễ tết. Tuy nhiên, nhược điểm là việc trao đổi thông tin qua điện thoại có thể dẫn đến những sai sót trong việc đặt vé, chằng hạn như sai ngày giờ, sai chỗ ngồi, hoặc sai thông tin cá nhân và có thể tốn cước phí điện thoại.

Để khắc phục những nhược điểm trên, hành khách có thể đặt vé trên website Đặt vé tàu hoả. Chỉ cần điền thông tin vào form có sẵn, sau 5 phút sẽ có nhân viên liên hệ và kết bạn Zalo. Nhân viên đại lý gửi toàn bộ lịch trình, giá vé qua Zalo để hành khách lựa chọn. Hành khách xác nhận thông tin và thanh toán chuyển khoản để nhận vé điện tử.

Vậy nên đặt vé theo cách nào?

Nhược điểm lớn của mua vé trực tiếp tại nhà ga là hành khách có thể mất nhiều thời gian xếp hàng, nhất là vào mùa cao điểm. Ngoài ra, một số nhà ga nhỏ chỉ làm việc trong giờ hành chính, hạn chế thời gian mua vé cho hành khách. Vì vậy, gọi số điện thoại của nhà ga hoặc đặt vé trên website mang lại nhiều tiện lợi hơn, đặc biệt đối với hành khách muốn tiết kiệm thời gian. Thay vì phải xếp hàng chờ đợi, hành khách có thể dễ dàng đặt vé, cập nhật hành trình tàu chạy qua điện thoại. Ngay cả khi cần đổi trả vé, hành khách cũng chỉ cần gọi điện thoại để nhân viên hỗ trợ.

Lưu ý khi mua vé tàu tại các nhà ga Đường sắt

Mua vé tàu trực tiếp tại nhà ga là một phương thức truyền thống, mang lại sự tin cậy cho nhiều hành khách. Để tránh rủi ro và giúp quá trình đặt vé diễn ra suôn sẻ, hành khách cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

Đặt vé sớm

Vào những ngày lễ, Tết hoặc mùa cao điểm du lịch, nhu cầu hành khách mua vé tàu tăng cao, khiến việc xếp hàng chờ mua vé kéo dài. Để không bị lỡ kế hoạch, hãy đến ga sớm hoặc gọi điện thoại sớm để đảm bảo có vé đúng lịch trình mong muốn.

  • Mỗi khi có nhu cầu di chuyển bằng tàu hỏa, hành khách có thể tham khảo “hướng dẫn đặt vé tàu hỏa” để biết cách chọn tuyến đường và phương thức thanh toán.

Kiểm tra kỹ thông tin vé trước khi rời quầy

Sau khi nhận vé, hành khách cần kiểm tra lại các thông tin quan trọng như:

  • Thông tin của hành khách
  • Ngày, giờ khởi hành
  • Ga đi, ga đến
  • Loại ghế, khoang tàu

Nếu có bất kỳ sai sót nào, hãy báo ngay với nhân viên để được hỗ trợ chỉnh sửa kịp thời.

Giữ gìn vé cẩn thận

Vé tàu là giấy tờ quan trọng để lên tàu, vì vậy hành khách cần bảo quản kỹ, tránh làm rách, mất vé hoặc để vé bị nhòe mực. Nếu hành khách sử dụng vé điện tử để lên tàu, nên lưu hoặc chụp màn hình vé lại, tránh trường hợp ra ga không có kết nối internet.

Vị trí ngồi trên tàu để hạn chế say tàu

  • Chọn vị trí ở đầu hoặc giữa tàu: Đây là những vị trí ít bị dao động khi tàu di chuyển, giúp cơ thể cảm thấy ổn định hơn.
  • Ngồi gần cửa sổ: Việc ngồi cạnh cửa sổ sẽ giúp không khí lưu thông, tạo cảm giác thoải mái.
  • Hướng mặt về phía di chuyển của tàu: Ngồi đối diện với hướng tàu di chuyển sẽ giúp cơ thể và não bộ không phải xử lý các tín hiệu mâu thuẫn, từ đó giảm nguy cơ say tàu.
Hành khách lựa chọn vị trí ở đầu hoặc giữa tàu để hạn chế rung lắc
Hành khách lựa chọn vị trí ở đầu hoặc giữa tàu để hạn chế rung lắc

Hướng dẫn cách đổi, trả vé khi mua tại nhà ga

Mua vé tàu tại nhà ga mang lại sự thuận tiện cho nhiều hành khách, nhưng đôi khi lịch trình có thể thay đổi khiến bạn cần đổi hoặc trả vé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện các thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Điều kiện đổi, trả vé tại nhà ga

Không phải mọi vé tàu đều có thể đổi hoặc trả, hành khách cần lưu ý các điều kiện sau:

  • Vé phải còn nguyên vẹn, không rách, không tẩy xóa.
  • Vé hợp lệ do Đường sắt Việt Nam phát hành.
  • Thông tin hành khách phải trùng với thông tin trên mặt vé

Đổi, trả vé trong thời gian quy định

Đổi vé : Vé cá nhân đổi trước giờ tàu chạy trước 24 giờ , lệ phí là 20.000 đồng; Nhưng đối với các vé được giảm giá xa ngày đi, phải đổi vé trước 48 tiếng, lệ phí là 20.000 đồng ( cộng thêm tiền được giảm giá vé ban đầu). Không áp dụng đổi vé đối với vé tập thế.

Trả vé

  • Vé cá nhân: Trả vé trước giờ tàu chạy 24h lệ phí là 10%; Trả vé trước giờ tàu chạy từ 4h đến 24h phí là 20%.
  • Vé tập thể: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 24 giờ đến dưới 72 giờ, lệ phí là 30% giá vé; từ 72 giờ trở lên lệ phí là 20% giá vé.

Các bước đổi vé tàu tại nhà ga

Hành khách nếu mua vé trực tiếp tại nhà ga, khi cần đổi trả vé cần phải ra trực tiếp tại nhà ga:

  • Bước 1: Đến nhà ga nơi mua vé và vào quầy hỗ trợ đổi, trả vé.
  • Bước 2: Xuất trình vé gốc và giấy tờ tùy thân.
  • Bước 3: Nhân viên nhà ga kiểm tra thông tin và thực hiện đổi, trả theo yêu cầu của hành khách.

Nếu hành khách mua vé qua số điện thoại của nhà ga, khi cần đổi trả vé, hành khách chỉ cần liên lạc lại với nhân viên mình đã đặt vé trước đó. Nhân viên sẽ hỗ trợ đổi trả vé theo yêu cầu của hành khách qua điện thoại mà không cần ra trực tiếp tại ga.

Hành khách mua vé tại nhà ga khi đổi trả phải đến trực tiếp tại nhà ga để làm thủ tục
Hành khách mua vé tại nhà ga khi đổi trả phải đến trực tiếp tại nhà ga để làm thủ tục

Hành khách bị nhỡ tàu thì phải làm sao?

Nhỡ tàu hỏa là tình huống không mong muốn nhưng có thể xảy ra với bất kỳ hành khách vì các sự cố bất ngờ. Việc bị nhỡ tàu không chỉ ảnh hưởng đến lịch trình cá nhân mà còn gây ra nhiều phiền toái về chi phí và thời gian di chuyển. Do đó, nắm rõ khi hành khách bị nhỡ tàu thì phải làm sao, sẽ giúp hành khách chủ động tìm giải pháp thay thế và giảm thiểu rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị nhỡ tàu, quyền lợi của hành khách và cách phòng tránh để có một hành trình thuận lợi.

Hành khách nên làm gì khi bị nhỡ tàu?

Ngay khi nhận thấy mình nhỡ tàu, hành khách nên liên hệ tổng đài của nhà ga hoặc đại lý vé tàu để được hướng dẫn.

  • Đến quầy hỗ trợ khách hàng tại nhà ga để làm thủ tục đổi vé hoặc yêu cầu hoàn tiền nếu đủ điều kiện.
  • Kiểm tra kỹ các chính sách đổi, trả vé và lưu ý về chỗ trống trên chuyến tàu tiếp theo để có phương án đi lại phù hợp.
  • Nếu phải chờ tàu, hãy cập nhật thông tin thường xuyên để tránh lỡ chuyến một lần nữa.
Nếu bị nhỡ tàu do Đường sắt, hành khách sẽ được sắp xếp đi trên chuyến tàu tiếp theo
Nếu bị nhỡ tàu do Đường sắt, hành khách sẽ được sắp xếp đi trên chuyến tàu tiếp theo

Hướng dẫn đặt vé tàu tại các nhà ga đường sắt giúp hành khách dễ dàng mua vé trực tiếp, nhận hỗ trợ tư vấn về lịch trình, giá vé và chọn chỗ phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và tránh xếp hàng chờ đợi, hành khách có thể lựa chọn đặt vé qua tổng đài hoặc đại lý bán vé tàu chính thức, giúp quá trình mua vé trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Viết một bình luận

1900 1030

  • Hà Nội (HAN)
  • Hồ Chí Minh (SGN)
  • Đà Nẵng (DAD)
  • Nha Trang (CXR)
  • Phú Quốc (PQC)
  • Huế (HUI)
  • Cần Thơ (VCA)
  • Vân Đồn (VDO)
  • Hải Phòng (HPH)
  • Thanh Hóa (THD)
  • Đà Lạt (DLI)
  • Quy Nhơn (UIH)
  • Cà Mau (CAH)
  • Chu Lai (VCL)
  • Buôn Ma Thuột (BMV)
  • Điện Biên (DIN)
  • Đồng Hới (VDH)
  • Tuy Hoà (TBB)
  • Pleiku (PXU)
  • Rạch Giá (VKG)
  • Vinh (VII)
  • Bali (DPS)
  • Bangkok (BKK)
  • Chiang Mai (CNX)
  • Jakarta (CGK)
  • Kuala Lumpur (KUL)
  • Luang Prabang (LPQ)
  • Manila (MNL)
  • Phnom Penh (PNH)
  • Phuket (HKT)
  • Siem Reap (REP)
  • Sihanoukville (KOS)
  • Singapore (SIN)
  • Vientiane (VTE)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Amsterdam (AMS)
  • Barcelona (BCN)
  • Frankfurt (FRA)
  • Geneva (GVA)
  • London (LHR)
  • Lyon (LYS)
  • Madrid (MAD)
  • Marseille (MRS)
  • Montpellier (MPL)
  • Moscow (SVO)
  • Nice (NCE)
  • Paris (CDG)
  • Prague (PRG)
  • Rome (ROM)
  • Toulouse (TLS)
  • Vienna (VIE)
  • Zurich (ZRH)
  • Brisbane (BNE)
  • Melbourne (MEL)
  • Perth (PER)
  • Sydney (SYD)
  • Atlanta Hartsfield (ATL)
  • Austin (AUS)
  • Boston, Logan (BOS)
  • Chicago IL (CHI)
  • Dallas Fort Worth (DFW)
  • Denver (DEN)
  • Los Angeles (LAX)
  • Miami (MIA)
  • Minneapolis/St.Paul (MSP)
  • New York (JFK)
  • Portland (PDX)
  • San Francisco (SFO)
  • Seattle, Tacoma (SEA)
  • St Louis, Lambert (STL)
  • Vancouver (YVR)
  • Washington (WAS)